NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
1. Mô tả Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy xi măng, sắt thép, nước giải khát và thiết kế, điều khiển, chế tạo robot, quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài nước. Ngành này luôn gắn liền với các quá trình sản xuất trong công nghiệp, nơi mà các thao tác của con người sẽ được thay thế hoàn toàn bằng các hoạt động của máy móc, robot tự động; giúp tăng năng suất lao động, giảm thiểu nhân công, nhân lực, thời gian và chi phí.
Hình 1. Hệ thống điều khiển Robot tự động
2. Kiến thức, kỹ năng sinh viên có được sau quá trình đào tạo
a. Kiến thức:
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa trang bị cho sinh viên các kiến thức về: lý thuyết mạch điện - điện tử, kỹ thuật đo lường và các hệ thống cảm biến thông minh, các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp, phương pháp điều khiển truyền thống và hiện đại, lập trình tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp, điều khiển điện tử công suất và truyền động điện.
Trong quá trình học sinh viên được đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì các hệ thống điều khiển và tự động hóa, hệ thống truyền động điện, hệ thống truyền thông công nghiệp, hệ thống đo lường thông minh.
Ngoài ra sinh viên còn được học thêm các kỹ năng mềm như: Khả năng làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, khả năng xử lý và phân tích vấn đề, kỹ năng quản lý thông qua các môn học về kỹ năng mềm. Mục đích giúp cho sinh viên sau khi ra trường sẽ dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc của các tập đoàn, công ty lớn.
b. Kỹ năng:
Điều khiển, giám sát, vận hành được hệ thống tự động trong các dây chuyền sản xuất;
Chuẩn đoán đúng và xử lý được các sự cố thường xảy ra trong các dây chuyền sản xuất tự động;
Đọc, phân tích và bốc tách được khối lượng vật tư trong các bản vẽ điện;
Tham gia thiết kế các hệ thống điều khiển công nghiệp dùng khí cụ điện;
Tham gia thiết kế các hệ thống điều khiển công nghiệp không tiếp điểm;
Thiết kế các bộ điều khiển công nghiệp, điều khiển động cơ dùng bộ lập trình PLC và Inverter;
Quản lý, vận hành các hệ thống, dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử công nghiệp;
Sử dụng thành thạo phần mềm Autocad, Orcad trong vẽ kỹ thuật, thiết kế mạch in tự động hay mô phỏng nguyên lý hoạt động mạch điện tử;
Tổ chức triển khai và thực hiện chuyển giao công nghệ;
Nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo;
Quản lý sản xuất, kinh doanh và lập dự án;
Giao tiếp và làm việc theo nhóm;
Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.
Truyền thông Profibus DB
Lắp đặt trang bị điện
Mô hình hệ thống dây chuyền sản xuất tự động
3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có khả năng đảm nhận các vị trí như:
Kỹ sư thiết kế, vận hành, bảo trì kỹ thuật ở các dây chuyền sản xuất hiện đại trong công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp như: Dây chuyền lắp ráp ô tô, tự động hóa phục vụ hàng không, nhà máy điện, các nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm, dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng, dây chuyền sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm;
Chuyên viên tư vấn, thiết kế, phân tích mô phỏng hoặc cán bộ quản lý kỹ thuật tại các nhà máy, tập đoàn, công ty thương mại dịch vụ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa hoặc có thể vận hành, thiết kế hệ thống tự động hóa đèn giao thông và tín hiệu giao thông;
Thiết kế, lắp đặt, thi công hệ thống tự động hóa trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,…
Làm việc tại Viện Nghiên cứu Điện tử – tin học – Tự động hóa, Viện ứng dụng công nghệ,
Làm việc tại các Trung tâm thiết kế vi mạch, các Khu công nghệ cao.
Làm việc doanh nghiệp sản xuất trong nước và nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực, các doanh nghiệp tư vấn kỹ thuật, kinh doanh thiết bị tự động hoặc chuyển giao công nghệ.
Sinh viên thực tập tại nhà máy Colgate Palmolive (Việt Nam)
4. Cơ hội học tập nâng cao trình độ
Trong quá trình học tập ở hệ Cao đẳng sinh viên đã được bồi dưỡng các kiến thức quan trọng để làm nền tảng, cơ sở vững chắc nếu sau này sinh viên có nhu cầu liên thông lên các hệ học cao hơn như Đại học, Cao học…
Hình 7. Sinh viên Bảo vệ Đồ án tốt nghiệp Đại học
5. Danh sách các tập đoàn, doanh nghiệp đang liên kết
Mối quan hệ kết nối với nhà trường và doanh nghiệp là một điều thực sự rất cần thiết. Trong nhiều năm qua nhà trường luôn tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp có thể tìm kiếm các nguồn lực, nhân tài tại trường để đáp nhu cầu cho công ty.
Các tập đoàn, doanh nghiệp đang liên kết hiện tại:
Công ty TNHH Congate Palmolive (Việt Nam) - Chi Nhánh Mỹ Phước
Công ty TNHH Bosch Việt Nam
Công ty TNHH Intel Products Việt Nam
Công ty Công ty TNHH Nissei Electric VietNam (NEV)
Công Ty TNHH Camso Việt Nam.