NGÀNH KỸ THỰC CHẾ BIẾT MÓN ĂN
1. Nghề kỹ thuật chế biến món ăn là gì?
Kỹ thuật chế biến món ăn là nghề kỹ thuật, chế biến món ăn tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống như chuẩn bị nguyên liệu, chế biến nước dùng, nước sốt, canh và các món ăn. Bên cạnh đó, cần phải bày biện món ăn sao cho thật đẹp và bắt mắt trước khi mang lên bàn phục vụ khách. Ngoài ra, nghề cũng đòi hỏi sinh viên thực hiện một số kỹ năng khác như lên thực đơn, quản lý nguyên liệu chế biến, quản lý lao động, tài sản….
Tại trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An, với cơ sở vật chất khang trang, phòng thực hành bếp Âu – Á, bếp bánh, phòng nhà hàng đảm bảo tạo môi trường chuyên nghiệp cho sinh viên học tập và thực hành. Đây cũng là nơi thường xuyên tổ chức các cuộc thi trong khu vực và quốc tế. Ngoài ra, khoa còn thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề cùng với những đầu bếp nổi tiếng trong khu vực, trao đổi sinh viên và doanh nghiệp.
2. Mục tiêu đào tạo của nghề:
- Kiến thức:
- Kiến thức chung: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ.
- Kiến thức văn hóa: SV được học 4 môn văn hóa(Toán, vật lý, hóa học, ngữ văn) lớp 10, 11, 12 theo chương trình đào tạo GDTX do bộ GD&ĐT ban hành. Sau khi học xong chương trình văn hóa theo qui chế SV sẽ có đủ kiến thức để học chương trình cao đẳng hai giai đoạn.
- Kiến thức chuyên ngành: Sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành Kỹ thuật chế biến món ăn để có khả năng tạo ra sản phẩm có chất lượng và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước.
- Kiến thức bổ trợ: đạt trình độ B1 (hoặc tương đương) về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương; Tin học đạt chứng chỉ Ứng dụng Công nghệ Thông tin cơ bản.
- Kỹ năng:
- Người học thực hiện được việc xây dựng, tổ chức thực hiện, điều hành và kiểm soát hiệu quả các kế hoạch tác nghiệp trong bộ phận bếp, bàn, bar.
- Thực hiện đúng quy trình phục vụ ở bộ phận bếp, bàn, bar.... của nhà hàng và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
- Thái độ:
- Người học chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; xác định đúng đắn trách nhiệm và nghĩa vụ của nhân viên kinh doanh nhà hàng.
- Yêu nghề, có tin thần phục vụ tốt cho khách ăn uống, có thái độ giao tiếp phù hợp với mọi người và tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh nhà hàng ăn uống
- Chủ động và tích cực rèn luyện kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng sống.
3. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
- Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc tại các nhà hàng hay cơ sở liên quan tới dịch vụ ăn uống với các vị trí như nhân viên phục vụ bàn, bar, chế biến món ăn.
- Qua một thời gian làm việc có thể phát triển lên những vị trí công tác cao hơn như tổ trưởng tổ phục vụ bàn, bar, bếp trưởng hoặc trưởng/phó phòng kinh doanh, lãnh đạo nhà hàng.
4. Cơ hội học tập nâng cao trình độ:
- Có khả năng học liên thông lên trình độ cao đẳng, đại học.
- Có khả năng tự học, nghiên cứu mở rộng kiến thức, nâng cao tay nghề.