NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
I. Mô tả ngành/nghề Quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh là một ngành tổng hợp gồm nhiều bộ môn căn bản về “quản trị” và “kinh doanh”. Ngành học này nghiên cứu quá trình quản lý một doanh nghiệp hoặc tổ chức, là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa "hiệu suất", "quản lý hoạt động kinh doanh" bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.
Các chuyên ngành của Quản trị kinh doanh gồm: Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh thương mại; Quản trị truyền thông, marketing...
II. Kiến thức, kỹ năng có được sau quá trình đào tạo
Kiến thức:
- Cung cấp kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, rèn luyện thể chất, quốc phòng và an ninh, tin học và ngoại ngữ để phục vụ công việc
- Cung cấp kiến thức nền cơ bản về quản trị kinh doanh của các tổ chức hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh như: các vấn đề của kinh tế vi mô và kinh tế thương mại, hoạt động quản trị trong doanh nghiệp, công tác Marketing trong doanh nghiệp, công tác quản trị chất lượng trong doanh nghiệp, dẫn dắt và quản trị hiệu quả nhóm làm việc tại tổ chức, dẫn dắt và quản trị hiệu quả các mối quan hệ tại nơi làm việc.
- Cung cấp kiến thức chuyên sâu về hoạt động kinh doanh của tổ chức hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh như: quản trị doanh nghiệp thương mại, quản trị Marketing, quản trị chất lượng, quản trị tài chính, quản trị tác nghiệp, quản trị nguồn nhân lực, quản trị dự an, (triển khai dự án), quản lý hệ thống thông tin, khởi nghiệp và lập kế hoạch kinh doanh trong sản xuất kinh doanh, kinh doanh thương mại – dịch vụ.
Kỹ năng:
- Nhận diện cơ hội kinh doanh và đánh giá tiềm năng thành công của các cơ hội, từ đó thiết lập và triển khai kế hoạch kinh doanh hợp lý.
- Có kỹ năng hoạt động độc lập và phối hợp hoạt động theo nhóm; phong cách làm việc chuyên nghiệp, tầm nhìn sâu rộng.
- Kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm cho lĩnh vực quản trị, phần mềm lập kế hoạch tài chính và khai thác thông tin trên internet;
- Kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong giao dịch, đàm phán; kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, truyền thông.
- Kỹ năng phân tích, thông hiểu toàn bộ các vấn đề của môi trường kinh doanh mà tổ chức đang hoạt động.
- Kỹ năng ra quyết định, bao gồm tất cả các quyết định thuộc mọi cấp, từ cấp tác nghiệp cho đến cấp chiến lược; thuộc mọi chức năng, sản xuất, tài chính, marketing, nhân sự…, đặc biệt là kỹ năng ra quyết định trong một môi trường thay đổi nhanh chóng như hiện nay.
- Kỹ năng giao tiếp, truyền thông, hợp tác… liên quan đến việc duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp, khách hàng, cộng đồng kinh doanh hay các bên hữu quan.
- Kỹ năng tìm kiếm và nhận thức cơ hội kinh doanh, kỹ năng sáng tạo để hình thành các cơ hội kinh doanh mới, kỹ năng tìm kiếm, liên kết các nguồn lực của bản thân để khởi nghiệp…
- Các kỹ năng liên quan tới việc gia tăng hiệu quả làm việc của bản thân như kỹ năng tư duy, làm việc độc lập, sáng tạo, kĩ năng sống và làm việc trong điều kiện môi trường căng thẳng, khắc nghiệt…
III. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp
Sự đa dạng của ngành học mang lại nhiều cơ việc làm sau khi tốt nghiệp, tính ứng dụng của ngành học cao khiến cho bạn có nhiều lợi thế trong thị trường lao động. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức tự lập nghiệp cũng như có đủ kiến thức nền tảng để làm tại các vị trí quản trị và kinh doanh.
Tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau như:
- Chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ - giao dịch khách hàng, thăng tiến trở thành trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, khải sát thị trường, lập kế hoạch;
- Chuyên viên phụ trách các công việc hành chính nhân sự; kinh doanh; marketing tại các công ty dịch vụ, sản xuất
- Chuyên viên xây dựng chiến lược, phát triển thị trường và tìm kiếm đối tác tại các công ty xuất nhập khẩu hay công ty đa quốc gia.
- Khi có mức độ kinh nghiệm nhất định bạn có thể trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn;
- Học tiếp lên cao học để trở thành giảng viên ngành Quản trị kinh doanh.
- Có thể khởi nghiệp với việc tự thành lập và điều hành công ty riêng
IV. Cơ hội học tập nâng cao trình độ
- Sinh viên có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ
- Tiếp tục học liên thông lên Đại Học tại và sau Đại học tại các trường đại học hoặc tư thục trong và ngoài nước
- Tham gia các khóa học, chuyên đề để cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.